Điều 44. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
đ. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trong trường hợp không thành lập Thanh tra Sở Giao thông vận tải) có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;
c. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 105.000.000 đồng;
đ. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.